Quy định vận hành và xử lý sự cố máy nén khí.

A.- QUY ĐỊNH CHUNG.

1)  Máy nén khí phải đặt xa nguồn điện ít nhất 5m cũng như không đặt máy ở những vùng có khí có thể tự cháy hoặc những hỗn hợp dễ cháy, dễ gây nổ.

2)  Mặt bằng đặt máy phải sạch sẽ khô ráo, không có dầu, mỡ và hoá chất gây cháy.

3)  Chỉ những người có trách nhiệm đã qua lớp huấn luyện an toàn và vận hành mới được sử dụng máy.

4)  Không đưa máy vào hoạt động khi chưa nắp hệ thống bảo vệ dây cuaroa truyền động. Khi van an toàn không còn hoạt động tốt, khi áp kế và rơle không chính xác.

5)  Việc nối điện cho động cơ vào mạng điện phải thực hiện qua cầu dao đóng cắt điện có nắp bảo vệ.

6)  Không cho máy vào hoạt động khi chưa nắp bầu khí lọc và bầu phân ly dầu (nếu có)

7)  Không để áp suất và công suất thiết bị dao động đột ngột. Nghiêm chỉnh thực hiện quy trình vận hành và quy trình xử lý sự cố theo quy tắc vế ATLĐ.

8)  Không được tự ý dời chỗ máy và xử dụng máy vào mục đích khác mà không được sự đồng ý của người quản lý phụ trách phân xưởng đặt máy.

9)  Khi có hư hỏng ở các bộ phận chịu áp lực phải báo cáo cho bộ phận có trách nhiệm sửa chữa. Không được tự ý sửa chữa.

10) Bình chứa khí nén chỉ được vận hành khi được cấp đăng ký sử dụng.

11) Mỗi máy nén phải có hồ sơ lý lịch của phần chịu áp lực kèm theo có ghi chép và tính toán đầy đủ theo đúng các TCVN hiện hành. Sau mỗi lần sửa chữa phải ghi đầy đủ vào lý lịch theo đúng quy định.

B.- QUY TRÌNH VẬN HÀNH

I/. Chuẩn bị vận hành.

1.  Kiểm tra toàn bộ các phụ tùng kèm theo như áp kế, van an toàn, rơle áp suất, các loại van và tiến hành xả nước đọng trong bình.

2. Kiểm tra hộp bao che, dây cuaroa, day tiếp đất động cơ, mức dầu bôi trơn của máy nén ở mức cho phép.

3. Kiểm tra hệ thống điện, tủ điện điều khiển, đèn báo pha.

II. Vận hành máy

1.  Đóng cầu dao điện, ấn nút khởi động để máy chạy, chú ý các biểu hiện khác thường khi chạy máy.

2.  Trong một ca tối thiểu kiểm tra cưỡng bức chế độ hoạt động của van an toàn một lần, chú ý sự hoạt động của rơle theo đúng vị tri chỉnh định.

3.  Không vận hành máy quá thông số kỹ thuật cụa cơ quan đăng kiểm.

III. Kết Thúc vận hành

1. Ngắt cầu dao điện, vệ sinh máy.

2. Ghi chép các thông số vận hành và các diễn biến kỹ thuật vào sổ nhật ký vận hành.

C.- QUY TRÌNH XỬ LÝ SỰ CỐ.

1.  Máy nén không hoạt động.

–  Kiểm tra các cầu dao, công tắc điện có tiếp xúc tốt hay không? Cầu chì có bị đứt không?

–  Kiểm tra các đường dây điện và các mối nối còn tiếp xúc tồt hay không?

–   Kiểm tra các cơ cấu bảo vệ như rơle, công tắc tơ …

2.  Máy nén chạy mãi không ngừng.

–  Kiểm tra áp suất trong bình.

–  Kiểm tra van an toàn xem có hơi xì ra ngoài không.

–  Kiểm tra hệ thống tự động điều khiển máy nén.

–  Kiểm tra máy nén.

3. Bình bị rò rỉ, xì nước hoặc hơi ở các mối hàn, mối nối.

–  Tắt máy nén.

–  Mở van xả để hạ áp suất trong bình xuống.

–  Kiểm tra xem xét để tìm nguyên nhân xì, rò rỉ và cách khắc phục( nếu được). Không được sửa chữa, thay thế các bộ phận chịu áp lực của bình trong khi bình đang làm việc hoặc còn áp suất.

–  Báo cáo cho cấp trên biết để cấp trên quyết định cho hoạt động tiếp hoặc ngưng máy sửa chữa, thay thế.

D.- CHẾ ĐỘ BẢO DƯỠNG VỆ SINH BÌNH

1.  Định kỳ trong ca, xả nước ngưng trong bình qua van xả đáy, khi xả nước để bình ở áp suất dưới 4 at.

2.  Thường xuyên vệ sinh các cánh giải nhiệt ở đầu máy nén và thân bình sau mỗi ca làm việc.

3.  Mỗi tuần làm vệ sinh bộ lọc bụi ít nhất một lần ( tuỳ thuộc vào môi trường làm việc của máy nén).

4.  Hàng thánh kiểm tra độ nhờn của dầu bôi chơn máy nén. Nếu dầu mất độ nhờn, phải thay dầu mới và xúc rửa bộ lọc dầu.

5.  Kiểm tra rơle áp suất, làm vệ sinh bên trong và ở các tiếp điểm.

6.  Định kỳ sáu tháng vệ sinh thông rửa bên trong bình chứa một lần.

sieuthimaynenkhi