Nội dung chính
Máy nén khí chạy nhưng không lên áp – 5 nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
1. Dấu hiệu nhận biết máy nén khí không lên áp
- Máy vẫn chạy bình thường nhưng đồng hồ áp suất không tăng
- Không có hơi ra tại van xả hoặc thiết bị sử dụng khí không hoạt động
- Máy chạy liên tục nhưng không đạt áp cài đặt
Xem thêm: Máy Nén Khí Không Đạt Áp Suất – Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả
2. Nguyên nhân phổ biến khiến máy nén khí không lên áp
a. Van hút không mở hoặc hỏng
- Van hút là nơi dẫn khí vào buồng nén. Nếu van không mở, máy chạy nhưng không hút được khí => không có áp.
Cách kiểm tra:
- Quan sát van hút khi máy khởi động
- Thử tháo kiểm tra cơ cấu van và bộ truyền động
b. Bộ lọc khí bị tắc nghẽn
- Lọc gió, lọc dầu, lọc tách nếu bám bụi, cặn dầu sẽ làm giảm lưu lượng khí đi vào hoặc bị chặn đường khí ra.
Cách xử lý:
- Vệ sinh hoặc thay lọc sau mỗi 1000 – 2000 giờ hoạt động
- Dùng lọc chính hãng, tránh hàng trôi nổi
c. Cụm đầu nén hoặc trục vít bị mòn
- Sau thời gian dài, các chi tiết như piston (máy piston) hoặc cặp trục vít (máy trục vít) bị mài mòn làm giảm khả năng nén khí.
Biểu hiện:
- Máy chạy yếu, áp tăng rất chậm hoặc không lên
Giải pháp:
- Đo hiệu suất nén, kiểm tra khe hở trục vít
- Đại tu hoặc thay cụm đầu nén mới nếu cần
d. Có rò rỉ khí trong hệ thống
- Hệ thống ống dẫn khí, van xả, co nối bị xì làm thất thoát áp suất
Cách kiểm tra:
- Dùng nước xà phòng bôi vào các điểm nghi ngờ
- Lắng nghe tiếng xì rò nhỏ
e. Van điều áp hoặc van an toàn bị hở
- Van xả hoặc van an toàn bị kẹt, không đóng kín sẽ làm mất áp liên tục
3. Hướng dẫn khắc phục từng nguyên nhân
- Van hút hỏng hoặc không mở:
Kiểm tra cơ cấu hoạt động của van hút. Nếu thấy van không hoạt động hoặc kẹt, cần tháo ra kiểm tra và thay thế nếu cần. - Lọc khí, lọc dầu, lọc tách bị tắc:
Tháo lọc ra kiểm tra mức độ bẩn. Nếu lọc bám bụi hoặc dầu quá nhiều, hãy vệ sinh hoặc thay mới bằng loại lọc chính hãng. - Cụm đầu nén (piston hoặc trục vít) bị mòn:
Kiểm tra độ nén của máy. Nếu thấy áp suất lên chậm hoặc không lên, nên kiểm tra khe hở trục vít (với máy trục vít) hoặc xéc-măng (với máy piston). Khi mòn nặng, cần đại tu hoặc thay mới. - Hệ thống khí bị rò rỉ:
Sử dụng nước xà phòng bôi lên các khớp nối, van, ống dẫn để phát hiện điểm rò rỉ. Khi phát hiện chỗ xì khí, hãy siết chặt lại hoặc thay mới gioăng cao su, khớp nối. - Van an toàn hoặc van điều áp bị xì:
Tháo và vệ sinh van. Nếu van vẫn không kín, cần thay mới để đảm bảo máy giữ được áp suất ổn định.
4. Một số lưu ý khi bảo dưỡng để tránh lỗi
- Vệ sinh lọc gió mỗi tuần nếu môi trường nhiều bụi
- Thay dầu đúng loại, đúng định kỳ
- Không chạy máy quá công suất hoặc áp suất cài đặt vượt giới hạn